Versailles Cung điện hoàng gia Pháp
1. Sơ lược về cung điện Versailles:
Trở thành một trong ba biểu tượng chính của Pháp, Cung điện Versailles (Chauteau de Versailles) là địa điểm chính ghi dấu những tinh hoa trong nghệ thuật kiến trúc Pháp thế kỉ XVII và XVIII. Tọa lạc ở phía Tây của thủ đô Paris tại thành phố Versailles. Công trình xây dựng cung điện một phần được lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ đại xen vào một số chi tiết nghệ thuật trong phong cách Baroque. Sở hữu diện tích 67.121 mét vuông và chứa hơn 700 phòng cùng 1 công viên có diện tích 815 héc ta, cung điện Versailles là một công trình có quy mô, kiến trúc cực kỳ đồ sộ và lộng lẫy.
Cung điện Versailes hay còn gọi là lâu đài Versailes, đây là nơi ở của các vị vua và hoàng hậu Pháp thời Louis XIII, Louis XIV, Louis XV, Louis XVI. Nơi đây được xem là cung điện mang biểu tượng cho quyền lực tối thượng của các triều đại phong kiến Pháp.
2. Lịch sử hình thành cung điện Versailles:
Lịch sử kể lại, vào thế kỉ thứ X, các tu sĩ đã khởi công công trình xây dựng đầu tiên trên mảnh đất Versailles, đó là nhà thờ — tu viện Saint–Julien. Một lâu đài nhỏ của chúa đất Versaills cũng bắt đầu thay thế cho nhà thờ cũ. Khoảng 3 năm sau đó, Giles de Versailles đã nhượng lại quyền sỡ hữu Trianon cho giám mục vùng vùng Saint–Germain và vua Louis XI cũng đã cho xây dựng một lâu đài nhỏ để nghỉ ngơi tại đây.
Xem thêm bài viết hay :
- Bảo tàng Louvre ở đâu? 4 tác phẩm nổi tiếng ở bảo tàng là gì?
- Du lịch Pháp tự túc cần lưu ý 6 điều sau đây
Năm 1623, để tiện hơn trong quá trình săn bắn của mình, vua Louis XII đã cho xây dựng tại khu rừng Versailles một khu nhà nhỏ bằng gạch và đá để làm nơi dừng chân nghỉ ngơi. Ngay sau đó, ông đã mua thêm một mảnh đất của Jean de Soisy và xây dựng một lâu đài đầu tiên với cung điện bằng đá cẩm thạch tại Versailles. Ông cũng đã tiến hành việc xây dựng thêm một sàn đấu tại đây với tên gọi Jeu de Paume, dài 14*33 mét và độ dày của tường 1,3 mét. Một thời gian sau, vào 1632, ông đã mua lại toàn bộ vùng đất Versailles và khởi công vào việc mở rộng lâu đài dưới tay nghề của kiến trúc sư Philibert Le Roy. Khoảng hai năm kế tiếp, một khu vườn kiểu Pháp cũng được xây đựng trong khuôn viên của lâu đài.
Sau khi vua Louis XIII qua đời (1643), Louis XIV lên ngôi kế tục cha mình. Ông cảm thấy không thoải mái với bất kì cung điện hoàng gia nào của Pháp, cho dù là những công trình tầm cỡ lúc bấy giờ. Ngay khi đặt chân đến đến thăm Versailles lần đầu tiên, ông đã mãn nhãn và thích thú với lâu đài tại đây. Trong đầu nhà vua Louis XIV lúc này thôi thúc ý định chuyển dần hoàng gia về Versailles và biến nó thành một trong những cung điện tráng lệ, uy nga hàng đầu trong các hoàng gia Âu Châu. Tại thời điểm đó, người được vua giao việc thiết kế công trình này là Louis Le Vau, việc trang trí được Charles Errad và Noel Coypel đảm nhiệm, Andre Le Notre được giao xây dựng khu vườn thú và vườn cảnh. Các hạng mục trong cung điện dần dần được hoàng thiện như các cung điện lớn nhỏ, vườn, sân… Không chỉ dừng lại ở không gian đó, vua Louis vẫn cảm thấy chưa xứng tầm với tham vọng và ngôi vị “Vua Mặt Trời của mình”. Bởi thế, ông đã tiếp tục cho Louis Le Vau mở rộng hơn gấp 3 lần từ năm 1664 đến 1666. Năm 1667 hồ chứa nước của lâu đài — Grand Canal cũng được khởi công xây dựng.
Bài nhiều người đọc : Du lịch tháp Eiffel nên chụp ảnh ở đâu đẹp
Gần 72 năm huy hoàng trị vì, vào năm 1715 vua Louis XIV qua đời. Các vua Louis XV và XVI vẫn tiếp tục xem Versailles là cung điện chính thức và còn xây dựng thêm các công trình khác như nhà hát hoàng gia và một thư viện lớn. Sau khi cách mạng Pháp bùng nổ, khi chế độ phong kiến dưới triều Louis XVI sụp đổ thì lâu đài Versailles cũng dần bị bỏ rơi và mất đi vị trí của mình. Nhiều báo vật của lâu đài được chuyển đi hoặc bán cho triều đình Anh. Sự trở lại của vương triều Bourbon, dưới thời vua Louis–Philippe I, nơi đây chuyển thành Bảo tàng lịch sử Pháp. Các phòng trong cung điện nhanh chóng biến thành nơi trưng bày những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Mãi cho đến đầu thế kỉ XX, nơi đây đã được khôi phục toàn bộ phần trung tâm và vị trí ban đầu của nó với dáng vẻ của một thời kỳ hoàng gia Pháp uy nghi.
3. Kiến trúc và nghệ thuật:
Cung điện Versailles được xem là một trong những nơi đẳng cấp nhất Châu Âu. Vào năm 1979, lâu đài Versailles và khu vườn của cung điện đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Không chỉ nổi tiếng là nơi cư trú và hoạt động của các hoàng gia Pháp, cung điện còn là một công trình đặc sắc với mô hình lí tưởng, mang giá trị văn hóa, tính thẩm mĩ cao và cũng là sự tôn vinh, ngưỡng mộ dành cho các kiến trúc sư, nhà điêu khắc tài ba.
Người Pháp luôn tự hào với sự đa dạng của nền văn hóa mình cũng như tuổi đời của các công trình theo lối kiến trúc quyền uy khiến cả thế giới phải ngạc nhiên thán phục. Trong đó, với sự xuất hiện của công trình xây dựng cung điện Versailles đã ghi dấu những tinh hoa trong nghệ thuật phát những năm thế kỉ XVII, XVIII. Kiến trúc của cung điện tuân theo những khuôn khổ của quy tắc chuẩn mực trong chủ nghĩa cổ điển Pháp có thể kể đến như: tính chất đối xứng của các công trình, các hành lang được thiết kế nhiều cột, các công trình lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ điển pha vào chút đường nét tinh tế của nghệ thuật Baroque.
Ảnh 3: Kiến trúc cung điện Versailles (Nguồn: https://flic.kr/p/azAPPF)
Mang biểu tượng cho ánh hào quang Pháp, bên trong cung điện Versailles có nhiều phòng lớn được thông với nhau qua dãy các hành lang được trang trí lộng lẫy. Tất cả chi tiết từ sàn nhà đến trần nhà được trang trí và điêu khắc bởi những tay thợ thủ công tài hoa do Charles Le Brun đảm nhiệm. Nổi bật nhất là phòng Gương, căn phòng lớn nhất với độ dài 73 mét, một bên có hướng nhìn ra khu vườn, một bên được bao phủ bởi 17 vòm gương lớn, mỗi vòm gương được lắp ráp 21 tấm gương. Ngoài ra còn có phòng lớn của đức vua, của hoàng hậu; phòng ngủ của đức vua với nhiều thảm trải và lát tường mạ vàng kĩ lưỡng, bắt mắt. Tại cung điện còn được thiết kế một nhà nguyện tổ chức những sự kiện cầu nguyện của hoàng gia trước đây và một nhà hát riêng — công trình cuối cùng lớn nhất khi xây dựng lâu đài Versailles.
Ngày nay cung điện bao gồm với 700 phòng, 2513 cửa sổ, 67 cầu thang, 352 ống khói, 13 héc ta mái ngói và 483 gương trong diện tích mở phục vụ cho tham quan là 67.121 mét vuông. Phần công viên có diện tích 815 héc ta gồm khu vực rừng, vườn cảnh, hàng rào đường mòn và hơn 372 bức tượng. Ngoài ra, Versailles còn có 55 hồ, bể chứa nước, 600 vòi phun nước và 35 km các kênh đào.
4. Du lịch tại cung điện Versailles:
Du lịch khám phá biểu tượng của sự thịnh vượng và hùng mạnh tại cung điện Versailles sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời mà du khách nào cũng nên một lần ghé thăm. Ngắm trọn không gian và kiến trúc Pháp, bạn sẽ nhận thấy nét tỉ mĩ và công phu của các bậc kiến trúc xưa. Từ cổng ngoài nhẹ nhàng từng bước di chuyển vào bên trong cung điện tựa như ta đang phiêu lãng trong một giấc mơ truyền thuyết vừa sang trọng lại vừa đẳng cấp. Tiếp tục lưu lại những kiến thức bên dưới cùng Toidi.net để không phải bỏ lỡ giấc mộng kiêu sa của tinh hoa nghệ thuật Pháp nhé!
4.1. Thông tin tham quan cung điện:
- Địa chỉ: Cách thành phố Paris 20km về phía Tây, nằm tại Place D’Armes, Versailles;
- Website: https://en.chateauversailles.fr/
- Giờ mở cửa: Cung điện mở cửa phục vụ du khách quanh năm, tuy nhiên có sự thay đổi về khung giờ vào các thời điểm mùa cao điểm (cuối xuân đầu thu) và mùa thấp điểm (kéo qua mùa thu tháng 11 đến cuối đông). Cụ thể thời gian như sau:
- Từ 01/4–31/10: Vào thứ ba đến chủ nhật cung điện mở tại khung giờ 9:00–18:30. Những khu vườn mở cửa hàng ngày vào lúc 7:00–20:30. Công trình di sản Trianon mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật cung điện mở cửa vào 12:00–18:30;
- Từ 01/11–31/3: Vào thứ ba đến chủ nhật cung điện mở cửa tại khung giờ 9:00–17:30. Những khu vườn mở cửa hàng ngày vào lúc 8:00–18:30. Công trình di sản Trianon mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật cung điện mở cửa vào 12:00–17:30;
- Chương trình biểu diễn đài phun nước: Diễn ra từ 22/5–31/10 vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Ngoài ra còn có thêm chương trình đặc biệt;
- Chương trình biểu diễn các đài phun nước về đêm: Diễn ra vào thứ bảy hàng tuần từ 12/6–18/9. Màn biểu diễn dưới nước từ 20:30 đến 22:40 và bắn pháo hoa từ 22:50 đến 23:05. Ngoài ra còn có thêm chương trình đặc biệt.
- Vé vào cung điện: Khoảng 20 euro. Những ngày có chương trình biểu diễn đài phun nước giá vé có thể đến 27 euro. Ngoài ra nếu tham gia thêm một số hoạt động khác như chèo thuyền, bạn phải chi trả thêm cho dịch vụ này với mức giá 13 euro/nửa tiếng và 17 euro/tiếng. Đồng thời, những công dân dưới 18 tuổi không thuộc EU hoặc từ 6 đến 25 tuổi cư trú tại EU sẽ được giảm giá cho chi phí vào cổng khi xuất trình những chứng từ hợp lệ.
Xem tiếp phần 2 bài viết tại đây ạ: https://toidi.net/diem-den-nuoc-ngoai/cung-dien-versailles-paris-phap.html